4 TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA HẠT CHIA

4 TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA HẠT CHIA

Hạt chia được ưa chuộng bởi thành phần dinh dưỡng cao, là một sản phẩm đang “hot” vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Hãy cùng Fohla tìm hiểu những lợi ích mà hạt chia mang lại nhé!

Hạt chia là gì?

Hạt chia (tên tiếng anh chia seeds) là hạt của cây Salvia hispaniola, một giống cây thuộc họ bạc hà xuất hiện rất nhiều ở khu vực nam Mexico, Bolivia và Guatemala.

Tuy rằng bề ngoài nhỏ bé nhưng bên trong hạt chứa đựng nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, cụ thể là axit béo omega-3, cùng hàm lượng cao chất chống oxy hóa, magiê, kẽm, sắt, canxi và chất xơ rất cần thiết cho cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Do có hình dạng tương đồng nên nhiều ý kiến cho rằng hạt chia và é là một, nhưng sự thật lại không phải vậy. Chia seed được thu hoạch từ cây chia và sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn rất nhiều. Cụ thể:

1. Hàm lượng chất xơ dồi dào


Hạt chia được mệnh danh là loại thực phẩm vô cùng giàu chất xơ. Trung bình cứ mỗi 2 thìa cà phê chia seed đã cung cấp đến 9,6 gram ứng với 38% nhu cầu thành phần này trong ngày. Hàm lượng chất xơ trong 100 gram hạt chia cao gấp 1,6 lần lúa mạch; 2,3 lần yến mạch và 8,3 lần so với ngô. Sử dụng hạt chia thường xuyên sẽ giúp bạn cung cấp được lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón, bệnh tim mạch, béo phì cũng như giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

2. Bổ sung Omega-3


Hạt chia cũng sở hữu hàm lượng omega – 3 khá cao, thậm chí hơn hẳn nhiều loại cá béo mà chúng ta vẫn thường dùng. Dưỡng chất này đã được chứng minh là rất tốt cho hoạt động của não bộ và tim mạch.


Trong một cuộc khảo sát đã chứng minh được lượng omega - 3 tăng đáng kể khi tiêu thụ khoảng 25 gram hạt chia mỗi ngày và sử dụng liên tiếp trong vòng một tuần.

3. Hạt chia cung cấp Vitamin B1 và vitamin B3

Mỗi hai thìa cà phê hạt chia sẽ cung cấp 12% hàm lượng vitamin B1 và vitamin B3 cần thiết mỗi ngày. Cả hai thành phần này đều rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng, trao đổi chất béo trong cơ thể và đảm bảo hệ thần kinh hoạt động ổn định.

4. Selenium trong hạt chia

Khoáng chất selenium đóng vai trò như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin E tốt hơn. Thông tin thêm đến bạn rằng mỗi thìa cà phê hạt chia chứa khoảng 15,5 mcg selenium (chiếm 22% lượng selenium cần thiết mỗi ngày).
Không chỉ những thành phần vừa liệt kê, chia seed còn chứa các loại chất béo tốt cho cơ thể, protein, chất chống oxy hóa cùng một số khoáng chất khác như canxi, sắt, kẽm, đồng, mangan,…


Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về sự thần kỳ của hạt chia. Hãy liên lạc ngay với Fohla để mang sản phẩm hạt chia hữu cơ bổ dưỡng về cho gia đình mình bạn nhé!

Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.